Cây bàng vuông cùng với cây phong ba hiện nay là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất của những người lính hải đảo ngoài xa. Cây bàng vuông có sức sống mãnh liệt, dù cho phải tồn tại trên môi trường đất cát. Hàng năm đón hàng trăm đợt muối mặn, gió, bão lớn nhưng vẫn không lay động. Ý nghĩa tinh thần bàng vuông cũng tựa những chiến sỹ ngoài khơi xa của chúng ta. Dù đứng trước những thử thách, cạm bẫy quân thù vẫn kiên cường một lòng trung dũng, bảo vệ chủ quyền của vùng biển đảo nước ta.
Tên khoa học:
Barringtonia asiatica (L.) Kurz
Tên thường gọi:
Bàng vuông, Bàng đài, Bàng vuông Trường Sa Bàng bí, Chiếc bàng, Cây thuốc cá
Nguồn gốc xuất xứ:
Cây bàng vuông là loài thực vật bản địa rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo, phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philippines…
Đặc điểm hình thái:
Thân cây: Là cây thân gỗ, cao từ 7 đến 15 mét, cành nhánh mọc ngang, tạo tán rộng. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc.
Lá cây: Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngỗng ngược, dài 20-40 cm, rộng 10-20 cm, dày, mặt trên bóng, mặt dưới nhám. Cuống lá dài 5-10 cm.
Hoa: Mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-20 cm, hoa có 5 cánh màu trắng hoặc hồng phớt, nhị nhiều, đực. Hoa nở vào ban đêm và toả hương thơm dịu nhẹ.
Quả: Quả bàng vuông có 4 cạnh, đường kính 5-7 cm, khi chín chuyển sang màu vàng cam, bên trong chứa 1 hạt.
Ứng dụng trong đời sống:
◆ Về mặt tinh thần:
Cây bàng vuông cùng với cây phong ba hiện nay là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất của những người lính hải đảo ngoài xa. Cây bàng vuông có sức sống mãnh liệt, dù cho phải tồn tại trên môi trường đất cát. Hàng năm đón hàng trăm đợt muối mặn, gió, bão lớn nhưng vẫn không lay động. Ý nghĩa tinh thần bàng vuông cũng tựa những chiến sỹ ngoài khơi xa của chúng ta. Dù đứng trước những thử thách, cạm bẫy quân thù vẫn kiên cường một lòng trung dũng, bảo vệ chủ quyền của vùng biển đảo nước ta. Hiện nay, bàng vuông được trồng nhiều nhất tại các quần đảo Trường Sa. Cây bàng vuông có tốc độ sinh trưởng, khả năng nhân giống rất bền vững.
◆ Về mặt cảnh quan:
Cây bàng vuông có tán lá dày, vươn cao, lại ít sâu bệnh. Đặc biệt hơn là rất phù hợp trồng tại những khu resort, khách sạn ven biển. Trồng bàng vuông thành bụi hoặc trồng thành những hàng dài. Điều này giúp resort, khách sạn ven biển có thể tồn tại và chống chọi được những đợt gió, bão. Đặc biệt hơn, hoa bàng vuông khi nở có màu trắng – tím đan xen tạo nên vẻ đẹp rất thơ mộng. Những đóa hoa bàng vuông đung đưa theo gió kết hợp cùng mùi hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu làm say đắm các du khách. Tạo nên một địa điểm check-in rất thú vị và dễ dàng tạo điểm nhấn với bất kỳ ai khi đứng trước vẻ đẹp vừa uy dũng, vừa thanh cao.
◆ Về mặt phòng chống gió bão:
-Mỗi năm nước ta đón hàng chục đợt mưa, bão lớn từ biển Đông đổ về. Đặc biệt, vùng thiệt hại nặng nề nhất là khu vực miền Trung. Do đó, nên trồng cây bàng vuông suốt dọc những đường bờ biển dài. Điều này sẽ giúp vùng đất liền giảm được phần nào những tác hại do mưa bão gây ra. Cây bàng vuông vốn đã quá quen với những đợt “mưa to gió lớn”. Cây sẽ là tuyến đầu trong công tác tạo vành đai bảo hộ đất liền vào những lúc mưa bão lớn đổ bộ. Ngoài ra, cây bàng vuông còn là loại cây được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích trồng và nhân giống phổ biến. Việc trồng cây bàng vuông còn góp phần làm phong phú, đa dạng nền thực vật của nước ta.
◆ Về trồng lấy bóng mát:
Cây bàng vuông có chiều cao khá tốt từ 20-25 mét khi trưởng thành. Những tán cây xòe rộng giúp che rợp cả một khu vực có diện tích lớn. Do đó, cây bàng vuông còn được sử dụng trồng làm bóng mát tại những khu vực công sở, trường học. Và còn một điểm rất tốt nữa là cây bàng vuông có bộ rễ bám đất cực kỳ chắc chắn. Thông thường những đợt bão cấp 10 -15 rất khó để lay chuyển được cây bàng vuông.
◆ Về mặt y học:
Hạt Bàng vuông chứa các saponin, terpenoid, tinh bột, dầu béo khoảng 2,5%, acid gallic 0.54% và một glucosid là barringtonin 3.27% (Chopra và cs., 1958). Hai saponin chủ yếu được chiết tách bằng methanol là oleanan glycosid và ranuncosid. Đã được xác định là hoạt chất chính có tác dụng sinh học (Burton và cs., 2003). Chất chiết trong cồn methanol của tất cả các phần của cây Bàng vuông (lá, quả, hạt, thân, rễ) đều có tác dụng kháng khuẩn (cả gram dương và gram âm) và kháng nấm. Ở Philippin, người ta dùng lá sắc bàng vuông uống trị bệnh đau dạ dày và thấp khớp. Có tác giả đã chứng minh hoạt chất trong hạt Bàng vuông có tác dụng trị giun và chữa u bướu.
Ngoài ra, hạt Bàng vuông xay thành bột để giết cá hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá nhưng không ảnh hưởng tới thịt cá.
Dầu hạt cây Bàng vuông có thể dùng để thắp sáng.
Cùng với cây phong ba, cây bàng vuông là một trong những loài cây đặc thù của Quần đảo Trường Sa. Khi thiếu lá dong, bộ đội Việt Nam đóng trên quần đảo này dùng lá hai loài cây này để gói bánh chưng đón Tết.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
Cây bàng vuông không kén chọn đất trồng. Có thể sử dụng đất cát, đất phù sa, đất đỏ, đất thịt đều được. Cần chú ý đó chính là khả năng thoát nước của đất trồng cây bàng vuông. Nên sử dụng thêm các giá thể tốt cho cây bàng vuông. Như xơ dừa, tro, trấu, phân bò. Để đảm bảo đất trồng cây bàng vuông được giữ ẩm nhưng vẫn có độ thoát nước tốt. Trong trường hợp bàng vuông bị ngập úng do lượng nước mưa lớn mà không có phương án thoát nước cho cây. Điều này sẽ khiến bộ rễ cây bàng vuông bị úng, trường hợp nặng còn khiến cây bàng vuông bị chết.
◆ Nước tưới cây bàng vuông:
Trong giai đoạn đầu khi mới trồng thì bạn chú ý tưới mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Sau khoảng 6 tháng thì cơ bản cây đã kịp làm quen với môi trường mới, có khả năng tự sinh tồn cao. Cần duy trì lịch tưới nước khoảng 2-3 ngày một lần là được. Chú ý thêm trong những mùa hè nắng gay gắt thì nên tưới thường xuyên hơn. Mỗi ngày một lần để cây bàng vuông kịp thời bổ sung nguồn nước.
◆ Phân bón cho cây bàng vuông:
Bàng vuông chịu được tất cả các loại phân bón vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên, những sản phẩm phân bón vi sinh, phân bò, phân chuồng sẽ đảm bảo việc cải tạo nguồn đất trồng cây được lâu dài hơn.
◆ Ánh nắng cho cây bàng vuông:
Cây bàng vuông là dòng cây ưa nắng toàn phần, hướng thích hợp trồng cây bàng vuông là hướng đông. Thời lượng nắng cho cây bàng vuông khoảng từ 6-10h mỗi ngày. Điều này đảm bảo cây được quang hợp tốt, có tốc độ sinh trưởng theo đúng chu kỳ.
Lưu ý khi chăm sóc cây bàng vuông ở miền Bắc:
Cây Bàng vuông là loài cây nhiệt đới cây ưa khí hậu nóng ẩm. Mùa đông ở miền bắc khi nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương muối. Thời tiết này sẽ làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém
Cách chăm sóc:
Cũng giống như chăm sóc cây tại miền nam và vùng biển đảo cần tưới nước duy trì đủ độ ẩm cho cây. Đất trồng tơi xốp có thể thoát nước tốt, cung cấp phân hữu cơ đều đặn để luôn duy trì cây đủ dinh dưỡng.
Đặc biệt khi vào mùa hè nắng quá lớn và mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương muối. Cần dùng lưới che chắn cho cây bớt gió lạnh và dùng nước tưới vào thân lá cây để rửa trôi đi sương muối làm hỏng lá cây.
Cách nhân giống cây bàng vuông:
Nhân giống bằng hạt: Thu hoạch hạt bàng vuông chín, phơi khô và gieo trực tiếp vào đất
Trái cây bàng vuông muốn nảy mầm phải chờ rất lâu. Phải mất ít nhất 6-10 tháng ươm, mỗi ngày phải tưới nước dưỡng ẩm. Đặc biệt, không để côn trùng tấn công. Bạn cần đợi đến khi lớp vỏ dày vỡ ra thì hạt mới nảy mầm được.
Cần chăm sóc cây con cẩn thận để cây phát triển tốt.
Hiện nay đã có rất nhiều người đã ươm trồng cây bàng vuông thành công. Và họ có chia sẻ rộng dãi trên mạng xã hội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều trang để có thêm kiến thức cho việc ươm trồng và chăm sóc cây bàng vuông sinh trưởng và phát triển tốt